Cơ cấu tổ chức Đô sát viện

Đứng đầu Đô sát viện là 4 vị đại thần giữ các chức vụ sau:

  • Tả Đô ngự sử và Hữu Đô ngự sử (tức là Trưởng quan Đô sát viện), hàm ngang với chức Thượng thư các bộ, trật Chánh nhị phẩm. Tả Đô ngự sử không chuyên đặt.
  • Tả phó Đô ngự sử và Hữu phó Đô ngự sử, hàm ngang với Tham tri các bộ, trật Tòng nhị phẩm

Bên dưới bốn vị đại thần trên là Lục khoa và 16 vị Giám sát ngự sử 16 đạo.

Tại kinh thành, Lục khoa là các cơ quan Đô sát viện giám sát tất cả các bộ, nha cấp trung ương. Lục khoa, được điều hành bởi 1 quan Cấp sự trung tại mỗi khoa, trật Chánh ngũ phẩm năm 1827, Tòng tứ phẩm năm 1837, gồm:

Tại địa phương, Giám sát đạo là các cơ quan Đô sát viện giám sát tất cả các nha cấp địa phương. Giám sát đạo, được điều hành bởi 1 quan giám sát ngự sử tại mỗi đạo. Về trật phẩm, các Giám sát ngự sử tại các đạo (với chức danh như Kinh kỳ đạo Ngự sử hoặc An Tỉnh đạo Ngự sử) đồng trật Chánh ngũ phẩm. Toàn quốc được chia ra gồm các Giám sát đạo như sau:

  • Đạo Kinh kỳ, giám sát kinh đô Thừa Thiên Huế;
  • Đạo Sơn Hưng Tuyên, giám sát ba tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang;
  • Đạo Lạng Bình, giám sát hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng;
  • Đạo Ninh Thái, giám sát hai tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên;
  • Đạo Hải An, giám sát hai tỉnh Hải Dương, Quảng Yên;
  • Đạo Định Yên, giám sát hai tỉnh Nam Định, Hưng Yên;
  • Đạo Hà Ninh, giám sát hai tỉnh Hà Nội, Ninh Bình;
  • Đạo Thanh Hóa, giám sát tỉnh Thanh Hóa;
  • Đạo An Tĩnh, giám sát hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh;
  • Đạo Bình Trị, giám sát hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị;
  • Đạo Nam Ngãi, giám sát hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi;
  • Đạo Bình Phú, giám sát hai tỉnh Bình Định, Phú Yên;
  • Đạo Thuận Khánh, giám sát hai tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa;
  • Đạo Định Biên, giám sát hai tỉnh Gia Định, Biên Hòa;
  • Đạo Long Tường, giám sát hai tỉnh Vĩnh Long, Định Tường;
  • Đạo An Hà, giám sát hai tỉnh An Giang, Hà Tiên.